– Không giống như các vitamin khác, các chức năng của vitamin D hoạt động giống như một loại hormon, và mỗi tế bào đơn lẻ trong cơ thể đều có một thụ thể cho nó.
– Cơ thể của bạn tạo ra vitamin D từ cholesterol khi làn da của bạn được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
– Nó cũng được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như cá béo và các sản phẩm từ sữa đã được bổ sung thêm vitamin D. Mặc dù vậy, chúng ta cũng rất khó có thể nạp được đủ lượng vitamin D từ chế độ ăn uống.
– Lượng tiêu thụ hàng ngày được đề nghị (RDI) thường là khoảng 400–800 IU, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng bạn nên nạp nhiều hơn thế.
– Việc thiếu vitamin D là điều rất phổ biến. Người ta ước tính được rằng, có khoảng 1 tỷ người trên toàn thế giới có lượng vitamin D trong máu thấp.
– Theo một nghiên cứu năm 2011, 41,6% người lớn ở Mỹ đang bị thiếu vitamin D. Con số này lên tới 69,2% ở người gốc Tây Ban Nha và 82,1% ở người Mỹ gốc Phi.
Có làn da đen.
Là người già.
Thừa cân hoặc béo phì.
Không ăn nhiều cá hoặc các sản phẩm từ sữa.
Sống xa xích đạo, nơi có ít nắng quanh năm.
Luôn dùng kem chống nắng khi ra ngoài.
Ở trong nhà quá nhiều, ít ra ngoài.
– Hầu hết mọi người không nhận ra cơ thể của họ đang bị thiếu hụt vitamin D, vì các triệu chứng thường không dễ phát hiện. Ngay cả khi tình trạng thiếu vitamin D có thể gây ra các tác động tiêu cực đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bạn.
8 dấu hiệu và triệu chứng do thiếu hụt vitamin D gây ra:
1. Bị Bệnh Hoặc Bị Nhiễm Bệnh Thường Xuyên
– Nó trực tiếp tương tác với các tế bào có trách nhiệm chống lại sự nhiễm trùng.
– Nếu bạn thường bị bệnh, đặc biệt là cảm lạnh hoặc cúm, thì nồng độ vitamin D thấp có thể là một yếu tố góp phần vào việc đó.
– Một số nghiên cứu quan sát lớn đã chỉ ra mối liên quan giữa sự thiếu hụt vitamin D và nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, viêm phế quản và viêm phổi:
– Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, việc bổ sung vitamin D với liều lượng lên đến 4.000 IU mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.
– Trong một nghiên cứu ở những người bị mắc chứng rối loạn phổi mãn tính (COPD), chỉ những người bị thiếu hụt vitamin D nặng, mới có thể cảm nhận được những lợi ích đáng kể sau khi sử dụng các liều bổ sung vitamin D cao trong một năm.
– TÓM TẮT: Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong các chức năng miễn dịch. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của chứng thiếu hụt vitamin D là làm tăng nguy cơ mắc bệnh hoặc nhiễm trùng.
2. Cơ Thể Mệt Mỏi
– Các nghiên cứu điển hình cho thấy, nồng độ vitamin D trong máu rất thấp có thể gây ra sự mệt mỏi, có ảnh hưởng tiêu cực và nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
– Trong một trường hợp, một người phụ nữ đã phàn nàn rằng cô ấy bị chứng mệt mỏi mãn tính vào ban ngày, cùng với chứng đau đầu. Bác sĩ đã phát hiện ra rằng nồng độ vitamin D trong máu của cô ấy chỉ ở mức 5,9 ng / ml.
– Nghiên cứu cho thấy rằng, những phụ nữ có nồng độ vitamin D trong máu thấp hơn 20 ng/ml hoặc 21–29 ng/ml có nhiều khả năng sẽ phàn nàn về sự mệt mỏi hơn, so với những người có nồng độ trong máu trên 30 ng/ml.
– TÓM TẮT: Tình trạng mệt mỏi có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin D. Việc bổ sung vitamin D có thể giúp cải thiện mức năng lượng.
3. Đau Nhức Xương Và Đau Lưng:
Ví dụ: nó giúp cải thiện sự hấp thụ canxi của cơ thể.
Chứng đau xương và đau lưng dưới có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin D trong máu.
Các nghiên cứu quan sát lớn đã tìm thấy mối quan hệ giữa sự thiếu hụt và chứng đau lưng dưới mãn tính.
Một nghiên cứu đã kiểm tra mối liên hệ giữa nồng độ vitamin D và chứng đau lưng ở hơn 9.000 phụ nữ lớn tuổi.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người bị thiếu hụt vitamin D có nhiều khả năng sẽ bị đau lưng hơn, bao gồm chứng đau lưng dữ dội gây hạn chế các hoạt động hàng ngày của họ.
Trong một nghiên cứu có kiểm soát, những người bị thiếu hụt vitamin D sẽ có khả năng bị đau xương ở chân, xương sườn hoặc khớp gần gấp đôi so với những người có nồng độ vitamin D trong máu ở mức bình thường.
TÓM TẮT: Lượng vitamin D trong máu thấp, có thể là nguyên nhân hoặc yếu tố góp phần gây đau xương và đau lưng dưới.
4. Trầm Cảm, Phiền Muộn
Trong các nghiên cứu đánh giá, các nhà khoa học đã liên kết sự thiếu hụt vitamin D với chứng trầm cảm, đặc biệt là ở người lớn tuổi.
Trong một bài phân tích, 65% các nghiên cứu quan sát đã tìm thấy mối quan hệ giữa nồng độ thấp trong máu và chứng trầm cảm.
Ngoài ra, một số nghiên cứu có thể không kéo dài đủ lâu, để xem ảnh hưởng của việc dùng thêm chất bổ sung vitamin D có cải thiện tâm trạng tốt lên hay không.
Một số nghiên cứu được kiểm soát, đã chỉ ra rằng việc cung cấp vitamin D cho những người bị thiếu hụt sẽ giúp cải thiện chứng trầm cảm, bao gồm trầm cảm theo mùa xảy ra trong những tháng lạnh hơn.
TÓM TẮT: Chứng trầm cảm có liên quan tới nồng độ vitamin D thấp và một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, việc bổ sung vitamin D giúp cải thiện tâm trạng.
5. Làm Suy Yếu Khả Năng Chữa Lành Vết Thương:
– Kết quả từ một nghiên cứu ống nghiệm đã cho thấy rằng, vitamin D sẽ làm tăng sự sản xuất các hợp chất rất quan trọng để hình thành nên làn da mới, như là một phần của quá trình chữa lành vết thương.
– Một nghiên cứu trên những người đã trải qua phẫu thuật nha khoa đã phát hiện ra rằng, một số khía cạnh của việc chữa lành đã bị tổn hại do bị thiếu vitamin D.
– Người ta cũng cho rằng, vai trò của vitamin D trong việc kiểm soát tình trạng viêm và chống nhiễm trùng là rất quan trọng trong việc chữa lành đúng cách.
– Một cuộc phân tích đã khảo sát các bệnh nhân đái tháo đường bị nhiễm trùng bàn chân. Người ta phát hiện ra rằng, những người bị thiếu vitamin D nặng sẽ có khả năng viêm cao hơn và có thể gây nguy hiểm cho việc chữa lành vết thương.
– Có rất ít nghiên cứu về các tác dụng của việc dùng bổ sung vitamin D, đối với việc chữa lành vết thương ở những người bị thiếu hụt vào thời điểm này.
– TÓM TẮT: Lượng vitamin D không đầy đủ có thể dẫn đến việc chữa lành vết thương kém đi sau phẫu thuật, chấn thương hoặc nhiễm trùng.
6. Sự Mất Xương:
Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong sự hấp thụ canxi và chuyển hóa xương:
Mật độ chất khoáng trong xương thấp là dấu hiệu cho thấy xương của bạn đang bị mất canxi và các khoáng chất khác. Điều này thường thấy ở người lớn tuổi, đặc biệt là ở phụ nữ, làm tăng nguy cơ gãy xương.
Tuy nhiên, một nghiên cứu có kiểm soát cho thấy rằng những phụ nữ bị thiếu vitamin D đã không có sự cải thiện mật độ khoáng xương nào cả, ngay cả khi họ đã bổ sung vitamin D liều cao, nồng độ vitamin D trong máu của họ đã được cải thiện.
Nhiều người lớn tuổi được chẩn đoán bị chứng mất xương đã tin là họ cần phải uống nhiều canxi hơn. Tuy nhiên, cũng có thể là họ đang bị thiếu vitamin D.
Trong một nghiên cứu quan sát lớn ở hơn 1.100 phụ nữ trung niên trong thời kỳ mãn kinh hoặc sau mãn kinh, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa nồng độ vitamin D thấp và chứng mật độ khoáng xương thấp.
Bất chấp những phát hiện này, việc nạp lượng vitamin D đầy đủ và duy trì nồng độ trong máu ở phạm vi tối ưu, có thể là một chiến lược tốt để bảo vệ khối lượng xương và giảm nguy cơ gãy xương.
7. Rụng Tóc:
Tuy nhiên, khi chứng rụng tóc trở nên nghiêm trọng, nó có thể là hậu quả của một bệnh nào đó hoặc là do thiếu chất dinh dưỡng.
Chứng rụng tóc ở phụ nữ có liên quan đến việc có nồng độ vitamin D thấp, mặc dù có rất ít nghiên cứu về điều này cho đến nay.
Alopecia areata(bệnh rụng tóc từng vùng), có liên quan đến bệnh còi xương, là một căn bệnh gây xương mềm ở trẻ em do thiếu hụt vitamin D.
Nồng độ vitamin D thấp có liên quan đến bệnh rụng tóc từng vùng và có thể là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh.
Một nghiên cứu ở những người bị bệnh rụng tóc từng vùng cho thấy, việc có nồng độ vitamin D thấp hơn sẽ có xu hướng liên quan đến tình trạng rụng tóc nghiêm trọng hơn.
Trong một nghiên cứu điển hình, việc sử dụng cục bộ một dạng tổng hợp của vitamin đã được phát hiện giúp điều trị thành công chứng rụng tóc, ở một cậu bé bị một chứng khiếm khuyết trong thụ thể vitamin D.
TÓM TẮT: Chứng rụng tóc có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin D trong kiểu mẫu rụng tóc của phụ nữ, hoặc tình trạng rụng tóc từng vùng.
8. Đau Cơ
– 71% những người bị chứng đau mãn tính đã được phát hiện là thiếu hụt vitamin D.
– Các thụ thể vitamin D có mặt trong các tế bào thần kinh được gọi là nociceptors, là các cơ quan cảm nhận các kích thích đau đớn.
– Sự thiếu hụt vitamin D dẫn đến chứng đau và sự nhạy cảm do kích thích của các nociceptors trong cơ bắp.
– Một vài nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc bổ sung vitamin D liều cao có thể làm giảm nhiều loại cơn đau ở những người bị thiếu hụt.
– Một nghiên cứu ở 120 trẻ bị thiếu hụt vitamin D đã phát hiện ra rằng một liều vitamin D đơn lẻ sẽ giúp giảm các điểm đau trung bình xuống 57%.
– TÓM TẮT: Có một mối liên hệ giữa các cơn đau mãn tính và nồng độ vitamin D trong máu thấp, có thể là do sự tương tác giữa vitamin và tế bào thần kinh cảm nhận cơn đau.
KẾT LUẬN:
Chứng thiếu hụt vitamin D là điều cực kỳ phổ biến và hầu hết mọi người đều không biết về nó.
Bởi vì các triệu chứng thường rất khó nhận ra và không có gì đặc trưng, có nghĩa là khó mà biết được chúng có phải là do lượng vitamin D thấp hay là do cái gì khác gây ra.
Nếu bạn nghĩ cơ thể mình đang bị thiếu hụt vitamin D, thì cần nói chuyện với bác sĩ và đo nồng độ vitamin D trong máu của bạn.
Việc thiếu hụt vitamin D rất dễ cải thiện. Bạn có thể tăng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin-D, chẳng hạn như các loại cá béo hoặc các sản phẩm sữa đã được tăng cường vitamin D, hoặc đơn giản là uống TPBS.